Đối với Viettel, sự tin cậy và hài lòng của khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững!

VIETTEL LÀ THƯƠNG HIỆU GIÁ TRỊ NHẤT VIỆT NAM 7 NĂM LIÊN TIẾP

21-09-2022 | TIN TỨC VIETTEL
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, với mức định giá 8,8 tỷ USD, Viettel tiếp tục duy trì vị thế thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 7 năm liên tiếp, đây là thông tin được Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, công bố vào ngày 21/09, tại Hà Nội.

Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, kết hợp với đơn vị tư vấn thương hiệu - CTCP Mibrand Việt Nam chính thức công bố bảng danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022.

"Ở các nước phương Đông, các thương hiệu phương Tây vẫn đứng đầu bảng danh sách Thương hiệu giá trị nhất. Nhưng ở Việt Nam lại không phải vậy, những thương hiệu đứng đầu lại là thương hiệu Việt", ông Alex Haigh, Giám đốc Điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương, nhận xét.

Các thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng kỷ lục trong đại dịch Covid-19. Trong giai đoạn từ 2019 - 2022, Việt Nam tăng trưởng đạt 74% và là thị trường có sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Năm 2022, tổng giá trị thương hiệu trong Top 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng lên tới 36%, cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Viettel chiếm vị trí đầu trong Top 10 doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam

Theo số liệu được công bố, Viễn thông là lĩnh vực giá trị nhất, 4 thương hiệu viễn thông hàng đầu Việt Nam có tổng giá trị là 13,136 tỷ USD và trở thành lĩnh vực đóng góp nhiều giá trị nhất cho bảng xếp hạng tại Việt Nam. Tiếp theo là ngành ngân hàng với 8,504 tỷ USD giá trị thương hiệu với 12 thương hiệu, đứng thứ 3 là ngành thực phẩm với 3,460 tỷ USD với 7 thương hiệu.

Trong số các doanh nghiệp viễn thông, Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông Quân đội (Viettel) được định giá 8,8 tỷ USD với mức tăng trưởng 44,5% và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ tư liên tiếp.

Ông Alex Haigh nhận xét, bất chấp đại dịch, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế, hiện có một thị trường đang phát triển nhanh chóng và ngày càng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển về giá trị thương hiệu và giúp đất nước chuyển từ định hướng sản phẩm sang định hướng tiếp thị và thương hiệu, các thương hiệu Việt Nam cần cởi mở để thay đổi, phản ứng nhanh, đa dạng hóa và trở nên minh bạch hơn với tất cả bên liên quan.

Theo nghiên cứu của Brand Finance, 20% giá trị doanh nghiệp thuộc về giá trị thương hiệu và nó được cấu thành từ nhiều yếu tố, nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên xây dựng thương hiệu cần thời gian và nhất quán trong sự phát triển sẽ làm gia tăng giá trị thương hiệu.

Viettel