Đối với Viettel, sự tin cậy và hài lòng của khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững!

5G tại Châu Á: Lợi thế của người dẫn đầu

17-12-2016 | TIN THỊ TRƯỜNG
Tại hội thảo định kỳ "đánh giá về xu hướng và thách thức lớn nhất của ngành viễn thông" do Telecoms tổ chức, Paul Bradley - giám đốc Chiến lược & Hợp tác 5G của Gemalto đã thảo luận về những lợi ích của việc sớm áp dụng 5G cho các nhà mạng trên toàn thế giới.

Theo Paul Bradley, với công nghệ thông tin di động không dây này, người tiêu dùng có thể download toàn bộ phim chỉ trong vài giây, trong khi các doanh nghiệp viễn thông có thể cung cấp một trải nghiệm liền mạch hơn cho khách hàng.

5G được thiết kế với mục tiêu tăng cường khả năng kết nối tốt nhất có thể, đặc biệt là kết nối tốc độ cực cao với độ trễ và tiêu thụ điện năng thấp hơn đáng kể. Điều này mở ra cánh cửa mới cho một thế giới được kết nối ở khắp mọi nơi. Trong tương lai, chúng ta sẽ có các thiết bị IOT điều khiển từ xa có thể chạy trong nhiều năm mà không cần sự can thiệp của con người, chẳng hạn như  máy bay không người lái, ô tô tự lái, cho phép con người tương tác trong thời gian sớm nhất.

Điểm thú vị khác của 5G bao gồm băng thông rộng di động cực lớn, mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IOT), và thông tin liên lạc siêu bền. Tất cả tạo nên nền tảng cực kỳ quan trọng cho công cuộc hiện thực hóa mạng lưới năng lượng thông minh, công tác phân tích điều kiển từ xa và các ứng dụng tiên tiến khác.

Mọi con mắt đang hướng về Châu Á Thái Bình Dương (APAC)

“Về 5G, chúng tôi đã chứng kiến đà phát triển lớn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi có mong muốn mạnh mẽ sẽ đổi mới toàn khu vực. Châu Á Thái Bình Dương kỳ vọng rất lớn về 5G dự kiến sẽ ra mắt trước hai sự kiện quốc tế rất được mong đợi là Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Hàn Quốc và Olympics mùa hè 2020 ở Nhật Bản” – Ông Paul Bradley phát biểu tại hội thảo.

Hiện nay, các tập đoàn đa quốc gia châu Á còn rất quan tâm  đến 5G và các vấn đề đầu tư liên quan. Ở Hàn Quốc, những tên tuổi lớn như LG và Samsung đang phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng để triển khai được 5G. Tại hội nghị và triển lãm viễn thông di động thế hệ mới (NGMN), các nhà khai thác mạng di động trong nước như  SK Telecom và NTT DoCoMo đã tranh luận nhiệt tình về việc chứng minh khả năng của 5G với thế giới.

Trên tất cả, các nhà đầu tư Châu Á rất tự tin lạc quan, không giống như các đối tác của họ ở một số khu vực khác, những người thường thận trọng hơn. Thực tế, nhiều nhà mạng tại Châu Á Thái Bình Dương đang chuẩn bị để khởi động, giới thiệu và phát triển mạng 5G, dự kiến ra mắt vào năm 2018.

Hiện trạng phát triển 5G

5G về căn bản là một mạng của các mạng. Nó được xây dựng trên những gì đã tồn tại bao gồm nhiều công nghệ hiện nay như: băng hẹp IOT (NB-IOT) và LTE, ngoài công nghệ tiên tiến và mới hoàn toàn như sóng milimet.

Vậy sóng milimet chính xác là gì? Hoạt động ở băng tần gigahertz cực cao, sóng milimet thông thường được sử dụng cho radar, vệ tinh, và các ứng dụng quân sự. Quan trọng hơn, nó hỗ trợ 10Gbps và tốc độ dữ liệu cao hơn với độ trễ cực thấp. Sóng milimet đòi hỏi anten nhỏ có thể dễ dàng tích hợp vào "thiết bị đường phố khu đô thị" như biển hiệu, ghế băng, lý tưởng cho các khu vực đông dân cư.

Một tính năng mới của 5G là ảo hóa. Mạng lõi 5G không chỉ là ảo hóa mà hầu hết các thiết bị cũng được đẩy lên trung tâm dữ liệu “mobile edge”, giúp khách hàng trải nghiệm các dịch vụ nâng cao. Trong khi đó, các nhà mạng di động sẽ chỉ cần triển khai các anten có thể đáp ứng bất kỳ tần số nào được phân bổ cho khu vực vì các chức năng mạng ảo là phần mềm nâng cấp lên tiêu chuẩn 5G cuối cùng.

Sự phát triển của 5G có thể so sánh với Microsoft Windows 10. Sau đó là một phần mềm khổng lồ liên tục được nâng cấp. Điều này có nghĩa việc mua một máy tính mới không bị ảnh hưởng gì miễn là Windows có thể được cập nhật.

Những thách thức phía trước mà tất cả chúng ta cần phải biết

Không thể phủ nhận, vẫn còn nhiều trở ngại. Việc tuân thủ quy định là một ví dụ, đó luôn là vấn đề con gà và quả trứng. Thực tế là chính phủ sẽ chỉ phát hành phổ tần số cho 5G nếu có những trường hợp kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, nếu không có nguồn tài nguyên quan trọng này, việc phát triển và thử nghiệm 5G sẽ bị cản trở. Hầu hết các chính phủ hiện nay đang nghiên cứu phổ tần số phân bổ theo thị trường và vùng địa lý.

An ninh cũng là một mối quan tâm lớn. Rủi ro tự nhiên sẽ nhân lên khi ngày càng nhiều các mạng ảo. Ngày nay, các nhà cung cấp phần cứng lớn như Nokia, Ericsson và Huawei đang sử dụng phần mềm độc quyền tuân thủ các tiêu chuẩn. Khi toàn bộ ngành viễn thông chuyển dịch sang dịch vụ đám mây, chúng ta cần phải hiểu làm thế nào chúng ta có thể tin tưởng tất cả các bộ phận để làm việc cùng nhau, liền mạch và an toàn. Ví dụ, việc xác thực giữa tất cả các chức năng ảo hóa cần được thực thi để phát hiện ra các thực thể giả trong mạng

Các chiến lược được thông qua bởi các bên liên quan

Cũng giống như xây dựng một ngôi nhà, phải thực hiện từng bước, đầu tiên phát triển một lõi mạng ảo hóa hoạt động tốt, sau đó hoàn thiện các thành phần riêng lẻ, đảm bảo tất cả các mảnh ghép có thể phù hợp với nhau.

Việc lập bản đồ công nghệ phù hợp cho từng trường hợp sử dụng cũng không kém phần quan trọng, chẳng hạn như tận dụng sóng milimet để phục vụ cho các ứng dụng quan trọng đòi hỏi tốc độ và độ tin cậy giống như phẫu thuật từ xa, trong đó khi chuyển sang NB-IOT phù hợp hơn với các mạng cảm biến băng thông thấp.

Cuối cùng, chúng ta không nên quá phụ thuộc vào quang phổ và tiêu chuẩn. Phải mất thời gian để đạt được một thỏa thuận. Rất nhiều cuộc thảo luận có thể diễn ra, và sau đó khi các tiêu chuẩn 5G được công bố, toàn bộ ngành công nghiệp có thể di chuyển thông suốt thông qua nâng cấp phần mềm, hệ thống tích hợp đủ linh hoạt.

5G chắc chắn sẽ triển khai, sớm nhất là năm 2018

Luôn luôn có những cơ hội và thách thức khi tung ra một công nghệ viễn thông di động không dây thế hệ mới, như chúng ta đã thấy từ GSM sang UMTS LTE, và bây giờ 5G. Những điều này cần có thời gian, và các nhà sản xuất và nhà mạng di động cũng sẽ cần phải giải quyết vấn đề kết hợp giữa tần số và phổ tần được phân bổ.

Cho rằng Hàn Quốc đang tung ra 5G trước Thế vận hội mùa đông năm 2018, tiếp theo là Nhật Bản trong năm 2020, cả 2 nước đều trong giai đoạn cao của sự phát triển. Đối với các nước còn lại, chúng ta chỉ cần bắt đầu xây dựng từ đây. Tuy nhiên, càng sớm càng tốt để nắm bắt lợi thế người đi đầu trong thế giới kết nối nhanh chóng ngày nay.

Telecomasia